Hướng dẫn sử dụng đồng hồ Digital

   1) Giới thiệu về đồng hồ số DIGITAL

    Đồng hồ số Digital có một số ưu điểm  so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.


Đồng hồ vạn năng số Digital

     Hướng dẫn sử dụng :

     2) - Đo điện áp một chiều ( hoặc xoay chiều )


Đặt đồng hồ vào thang đo điện áp DC hoặc AC

·         Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm " VΩ mA" que đen vào lỗ cắm "COM"

·         Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều.

·         Xoay chuyển mạch về vị trí "V" hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau.

·         Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng hồ.

·         Nếu đặt ngược que đo(với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-)

     3) - Đo dòng điện DC (AC)

·         Chuyển que đổ đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn.

·         Xoay chuyển mạch về vị trí "A"

·         Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC

·         Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo

·         Đọc giá trị hiển thị trên màn hình.

     4) - Đo điện trở

·         Trả lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp .

·         Xoay chuyển mạch về vị trí đo " Ω ", nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất , nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống.

·         Đặt que đo vào hai đầu điện trở.

·         Đọc giá trị trên màn hình.

·         Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông mạch, giả sử đo một đoạn dây dẫn bằng thang đo trở,  nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra tiến kêu

      5) - Đo  tần số

·         Xoay chuyển mạch về vị trí  "FREQ" hoặc " Hz"

·         Để thang đo như khi đo điện áp .

·         Đặt que đo vào các điểm cần đo

·         Đọc trị số trên màn hình.

     6) - Đo  Logic

·         Đo Logic là đo vào các mạch số ( Digital) hoặc đo các chân lện của vi xử lý, đo Logic thực chất là đo trạng thái có điện - Ký hiệu "1" hay không có điện "0", cách đo như sau:

·         Xoay chuyển mạch về vị trí   "LOGIC"

·         Đặt que đỏ vào vị trí cần đo que đen vào mass

·         Màn hình chỉ   "▲" là báo mức logic ở mức cao, chỉ "▼" là báo logic ở mức thấp

       7) - Đo  các chức năng khác

·         Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như Đo đi ốt,  Đo tụ điện, Đo Transistor nhưng nếu ta đo các linh kiện trên, ta lên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn


Bài 1 - Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng (VOM)

    1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)


   Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

     Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có  hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

   2)  Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.


Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC

      Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

    * Chú ý - chú ý :

    Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !


Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ


Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ

   * Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .


Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
tuy nhiên đồng hồ không hỏng



     3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.

     Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC,  khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.


Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

  * Trường hợp để sai thang đo :

 Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường  giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .


Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.

   * Trường hợp để nhầm thang đo

 Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!


Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !


Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!



    4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.

 Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

Đo kiểm tra giá trị của điện trở
Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
     *  Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

       4.1 - Đo điện trở :


 Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng

  Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :

·         Bước 1 :  Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí  0 ohm.

·         Bước 2 : Chuẩn bị đo .

·         Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

·         Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.

·         Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.

·         Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

    4.2 - Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện

       Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.


Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm

  Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :

·         Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo

·         Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ

·         Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.


Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá

  Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.

·         Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )

·         Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

 

    5 - Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.

   Cách 1 :  Dùng thang đo dòng

     Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .
  Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

    Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.

  Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?


   * Đọc giá trị điện áp AC và DC
   Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

·         Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần

·         Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

·         Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp


Dòng điện xoay chiều

I - Khái niệm về dòng điện xoay chiều

    Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi  theo thời gian, những  thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định.


    Ở trên là các dòng điện xoay chiều  hình sin, xung vuông và xung nhọn.

   Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều.
  Chu kỳ của dòng điện xoay chiều ký hiệu là T là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ , chu kỳ được tính bằng giây (s)
  Tần số điện xoay chiều : là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây ký hiệu là  F đơn vị là Hz

                      F = 1 / T

   Pha của dòng điện xoay chiều :
  Nói đến pha của dòng xoay chiều ta thường nói tới sự so sánh giữa 2 dòng điện xoay chiều  có cùng tần số .
     * Hai dòng điện xoay chiều cùng pha là hai dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăng và cùng giảm như nhau:


Hai dòng điện xoay chiều cùng pha

     * Hai dòng điện xoay chiều lệch pha : là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng giảm lệch nhau .


Hai dòng điện xoay chiều lệch pha

   * Hai dòng điện xoay chiều ngược pha : là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện này tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại.


Hai dòng điện xoay chiều ngược pha

    Biên độ của dòng điện  xoay chiều
  Biên độ của dòng xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện.xoay chiều, biên độ này thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ

  Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều
  Thường là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên zắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử., Ví dụ nguồn 220V AC mà ta đang sử dụng chính là chỉ giá trị hiệu dụng, thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220V AC khoảng 220V x 1,4 lần = khoảng 300V

   Công xuất của dòng điện xoay chiều .
  Công xuất dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại lượng trên , công xuất được tính bởi công thức :

P = U.I.cosα

·         Trong đó U : là điện áp

·         I là dòng điện

·         α là góc lệch pha giữa U và I

    => Nếu dòng xoay chiều đi qua điện trở thì độ lệch pha gữa U và I là      α = 0  khi đó cosα = 1 và P = U.I

   => Nếu dòng xoay chiều đi qua cuộn dây hoặc tụ điện thì độ lệch pha giữa U và I là +90 độ hoặc -90độ, khi đó cosα  = 0 và  P = 0 ( công xuất của dòng điện xoay chiều khi đi qua tụ điện hoặc cuộn dây là = 0 )



II - Dòng điện xoay chiều đi qua R, C, L

  1. Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở
  Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở thì dòng điện và điện áp cùng pha với nhau , nghĩa là khi điện áp tăng cực đại thì dòng điện qua trở cũng tăng cực đại. như vậy dòng xoay chiều có tính chất như dòng một chiều khi đi qua trở thuần.do đó có thể áp dụng các công thức của dòng một chiều cho dòng xoay chiều đi qua điện trở

I = U / R  hay R = U/I   Công thức định luật ohm

P = U.I  Công thức tính công xuất

   2 . Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện .
  Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện thì dòng điện sẽ sớm pha hơn điện áp 90độ


Dòng xoay chiều có dòng điện sớm
pha hơn điện áp 90 độ khi đi qua tụ

    * Dòng xoay chiều đi qua tụ sẽ bị tụ cản lại với một trở kháng gọi là Zc, và Zc được tính bởi công thức

Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C )

·         Trong đó Zc là dung kháng ( đơn vị là Ohm )

·         F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz)

·         C là điện dung của tụ điện ( đơn vị là µ Fara)

    Công thức trên cho thấy dung kháng của tụ điện tỷ lệ nghịch với tần số dòng xoay chiều (nghĩa là tần số càng cao càng đi qua tụ dễ dàng) và tỷ lệ nghịc với điện dung của tụ ( nghĩa là tụ có điện dung càng lớn thì dòng xoay chiều đi qua càng dễ dàng)

    => Dòng một chiều là dòng có tần số F = 0 do đó Zc = ∞  vì vậy dòng một chiều không đi qua được tụ.

  3. Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây.
  Khi dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên và từ trường biến thiên này lại cảm ứng lên chính cuộn dây đó một điện áp cảm ứng có chiều ngược lại , do đó cuộn dây có xu hướng chống lại dòng điện xoay chiều khi đi qua nó, sự chống lại này chính là cảm kháng của cuộn dây ký hiệu là ZL

ZL = 2 x 3,14 x F x L

·         Trong đó ZL   là cảm kháng ( đơn vị là Ohm)

·         L là hệ số tự cảm của cuộn dây ( đơn vị là Henry) L phụ thuộc vào số vòng dây quấn và chất liệu lõi .

·         F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz)

     Từ công thức trên ta thấy, cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ thuận với tần số và hệ số tự cảm của cuộn dây,  tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó khăn => tính chất này của cuộn dây ngược với tụ điện.

   => Với dòng một chiều thì  ZL của cuộn dây = 0 ohm, dó đó dòng một chiều đi qua cuộn dây chỉ chịu tác dụng của điện trở thuần R mà thôi ( trở thuần của cuộn dây là điện trở đo được bằng đồng hồ vạn năng ), nếu trở thuần của cuộn dây khá nhỏ thì dòng một chiều qua cuộn dây sẽ bị đoản mạch.

   * Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây thì dòng điện bị chậm pha so với điện áp 90 độ nghĩa là điện áp tăng nhanh hơn dòng điện khi qua cuộn dây .


Dòng xoay chiều có dòng điện chậm
pha hơn điện áp 90 độ khi đi qua cuộn dây

   =>> Do tính chất lệch pha giữa dòng điện và điện áp khi đi qua tụ điện và cuộn dây, nên ta không áp dụng được định luật Ohm vào mạch điện xoay chiều khi có sự tham gia của L và C được.

   =>> Về công xuất thì dòng xoay chiều không sinh công khi chúng đi qua L và C mặc dù có U > 0 và I >0.

 4.  Tổng hợp hai dòng điện xoay chiều trên cùng một mạch điện
   * Trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều cùng pha thì biên độ điện áp sẽ bằng tổng hai điện áp thành phần.


Hai dòng điện cùng pha biên độ sẽ tăng.

   * Nếu trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều ngược pha thì biên độ điện áp sẽ bằng hiệu hai điện áp thành phần.


Hai dòng điện ngược pha, biên độ giảm




Bài 2 - Điện từ trường

I -  Khái niệm về từ trường. 

  * Nam châm và từ tính .
   Trong tự nhiên có một số chất có thể hút được sắt gọi là nam châm tự nhiên.
   Trong công nghiệm người ta luyện thép hoặc hợp chất thép để tạo thành nam châm nhân tạo.
   Nam châm luôn luôn có hai cực là cực bắc North (N) và cực nam South (S) , nếu chặt thanh nam châm ra làm 2 thì ta lại được hai nam châm mới cũng có hai cực N và S - đó là nam châm có tính chất không phân chia..
   Nam châm thường được ứng dụng để sản xuất loa điện động, micro hoặc mô tơ DC.

   * Từ trường
  Từ trường là vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất truyền lực từ lên các vật liệu có từ tính, từ trường là tập hợp của các đường sức đi từ Bắc đến cực nam.


   * Cường độ từ trường
  Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường, ký hiệu là H đơn vị là A/m

   * Độ từ cảm
  Là đại lượng đặc trưng cho vật có từ tính chịu tác động của từ trường, độ từ cảm phụ thuộc vào vật liệu . VD  Sắt có độ từ cảm mạnh hơn đồng nhiều lần . Độ từ cảm được tính bởi công thức

B = µ.H

Trong đó B : là  độ từ cảm
µ : là độ từ thẩm
H :  là cường độ từ trường

   * Từ thông
  Là số đường sức đi qua một đơn vị diện tích, từ thông tỷ lệ thuật với cường độ từ trường.


   * Ứng dụng của Nam châm vĩnh cửu.
  Nam châm vĩnh cửu được ứng dụng nhiều trong thiết bị điện tử, chúng được dùng để sản xuất Loa, Micro và các loại Mô tơ DC.




II - Từ trường của dòng điện đi qua dây dẫn thẳng.


     Thí nghiệm trên cho thấy, khi công tắc bên ngoài đóng, dòng điện đi qua bóng đèn làm bóng đèn sáng đồng thời dòng điện đi qua dây dẫn sinh ra từ trường làm lệch hướng kim nam châm .
    Khi đổi chiều dòng điện, ta thấy kim nam châm lệch theo hướng ngược lại , như vậy dòng điện đổi chiều sẽ tạo ra từ trường cũng đổi chiều.

   2. Từ trường của dòng điện đi qua cuộn dây.


·            Khi ta cho dòng điện chạy qua cuộn dây, trong lòng cuộn dây xuất hiện từ trường là các đường sức song song, nếu lõi cuộn dây được thay bằng lõi thép thì từ trường tập trung trên lõi thép và lõi thép trở thành một chiếc nam châm điện, nếu ta đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng

·         Dòng điện một chiều cố định đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường cố định, dòng điện biến đổi đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên.

·         Từ trường biến thiên có đặc điểm là sẽ tạo ra điện áp cảm ứng trên các cuộn dây đặt trong vùng ảnh hưởng của từ trường , từ trường cố định không có đặc điểm trên.

·         Ứng dụng:
Từ trường do cuộn dây sinh ra có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, một ứng dụng mà ta thường gặp trong thiết bị điên tử đó là Rơ le điện từ.


Rơ le điện từ

  Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây, lõi cuộn dây trở thành một nam châm điện hút thanh sắt và công tắc đựoc đóng lại, tác dụng của rơ le là dùng một dòng điện nhỏ để điều khiển đóng mạch cho dòng điện lớn gấp nhiều lần.

   3. Lực điện từ
      Nếu có một dây dẫn đặt trong một từ trường, khi cho dòng điện chạy qua thì dây dẫn có một lực đẩy => đó là lực điện từ, nếu dây dẫn để tụ do chúng sẽ chuyển động trong từ trường, nguyên lý này được ứng dụng khi sản xuất loa điện động.


Nguyên lý hoạt động của Loa  ( Speaker )

  Cuộn dây được gắn với màng loa và đặt trong từ trường mạnh giữa 2 cực của nam châm , cực S là lõi , cực N là phần xung quanh, khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây , dưới tác dụng của lực điện từ cuộn dây sẽ chuyển động, tốc động chuyển động của cuộn dây phụ thuộc vào tần số của dòng điện xoay chiều, cuộn dây chuyển động được gắng vào màng loa làm màng loa chuyển động theo, nếu chuyển động ở tần số > 20 Hz chúng sẽ tạo ra sóng âm tần trong dải tần số tai người nghe được.

   4. Cảm ứng điện từ .
    Cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện điện áp cảm ứng của cuộn dây được đặt trong một từ trường biến thiên.
      Ví dụ : một cuộn dây quấn quanh một lõi thép , khi cho dòng điện xoay chiều chay qua, trên lõi thép xuất hiện một từ trường biến thiên, nếu ta quấn một cuộn dây khác lên cùng lõi thép thì hai đầu cuộn dây mới sẽ xuất hiện điện áp cảm ứng. Bản thân cuộn dây có dòng điện chạy qua cũng sinh ra điện áp cảm ứng và có chiều ngược với chiều dòng điện đi vào.



BÀI HƯỚNG DẪN CỦA TRUNG TÂM NO2

Nhiều bạn đặt vấn đề với tôi là: Không cần học sửa mainboard, chỉ cần biết cách đo đạt và xác định chính xác main hư và hư ở chổ nào mà thôi. <-- Đó chính là lý do có bài viết này. Yêu cầu trình độ: Vọc sỹ. Tối thiểu: phải biết xài VOM kim hoặc số tùy. 


Bắt đầu: I. Cắm nguồn vào main và đo (chưa kích nguồn đầu nhé): III. Kích nguồn, quạt quay, máy không boot, không lên hình, đo tiếp: 










1. Dây tím phải đủ 5V: thiếu thì phải kiểm tra bộ nguồn rời coi OK chưa, nếu nguồn rời OK mà cắm vào main bị sụt áp thì coi chừng chạm tải đâu đó: thường là Chip NAM, LAN, Sound, SIO... 

2. Dây xanh lá phải có 5V (hoặc 2v5 đến ~5v) : chân nào không quan trọng nhưng nếu cắm nguồn vô mà không có 5V thì cũng mệt. Vì nó = 0V thì nguồn phải chạy, mà chưa kích công tắc mà nguồn chạy <-- Lỗi tự kích nguồn. 

3. Chân A14 khe PCI phải có 3V3: 



Đây là chân nguồn cấp trước 3v3 cho chipset Nam, mất 3v3 này thì chip Nam không hoạt động và chắc chắng sẽ không kích được nguồn. Mất 3V3 này thường do chết IC 1117 hoặc chạm, chết chip Nam. 

4. Chân kích nguồn ps_on phải có 5V:



Khi đã có 3v3, thạch anh 32Mhz OK thì chip Nam sẽ cấp trực tiếp (hoặc thông qua SIO) 5V kích cho 1 chân của nút công tắt (câu ra mặt thùng CPU) PS_ON. Mất 5V kích này thường do lỗi SIO hoặc chip Nam. 

II. Kích nguồn: <-- Kích không được nguồn thì kiểm kỹ lại các bước trên và tự kết luận main hư gì nhé. 


1. Đo Nguồn RAM: DDR1: Chân số 7 hoặc chân 143 như hình phải có 2V5: 

DDR2: Phải có 1V8

DDR3: Chân 51 phải có 1V5

Nếu mất nguồn RAM thường do chết FET hoặc chết IC giao động nguồn RAM. 2. Đo nguồn BUS RAM (VTT) phải có 1V25 cho DDR1 


Mất nguồn Bus Ram dẫn đến: không cắm RAM thì kêu tit tit, cắm RAM vào im re nhưng cũng không chạy (như dạng lỗi chip Bắc). Nếu không có dãy điện trở thì đo chân 2, 4, 6 của DDR1 nhé. 3. Nguồn chipset (có khi chung nguồn AGP/PCIx): Đo chân S các mosfet công suất khu vực giữa 2 chipset phải có 1V5.


Nếu mất nguồn này khi kích nguồn chipset lập tức nóng rang (thậm chí nóng đến chết tươi luôn). 4. Nguồn Vcore cấp cho CPU: Đo tại chân các cuộn dây giống nhau xung socket gắn CPU: phải có từ 1v1 ~ 1v8


Mất nguồn này CPU sẽ lạnh tanh và chắc chắn mainboard không chạy. Nếu chỉ dùng VOM thì đến đây là kết thúc. Chúc các vọc sỹ thành công chuẩn đoán bệnh mainboard với VOM. 


-Nguồn kythuatphancung.vn-